Một doanh nghiệp có thể truyền tải rất nhiều nội dung, từ các chiến lược quảng cáo, tài liệu tiếp thị cho đến nội dung trực tuyến hay cập nhật trên mạng xã hội. Sẽ không có gì phải ngạc nhiên khi chứng kiến một công ty “lạc lối” trong lúc cố gắng duy trì nhất quán nhận diện thương hiệu.
>>>Xem thêm : dịch vụ tư vấn thương hiệu chuyên nghiệp
Có những trường hợp, việc tạo ra quá nhiều thành tố gắn với nhận diện thương hiệu đã gây khó khăn cho việc giữ thương hiệu được nhất quán. Cả các tập đoàn lớn và doanh nghiệp nhỏ đều dễ dàng ra khỏi “đường ray”, có khi thậm chí không thể nhận ra điều này.
Việc không giữ được bản sắc riêng hay không thể gắn với một nhận diện thương hiệu nhất quán cuối cùng sẽ dẫn đến tác động tiêu cực. Thương hiệu đó sẽ trở nên rời rạc, không đáng tin cậy và manh mún đến mức gây bối rối cho khách hàng, nhân viên và thậm chí là đội ngũ điều hành. Nếu cảm thấy nguy cơ này, doanh nghiệp hãy sử dụng những bước dưới đây để trở lại “đúng đường”:
1. Hiểu được giá trị của một thương hiệu nhất quán
Thật khó để triển khai hành động bất cứ kế hoạch nào nếu doanh nghiệp không hiểu lý do vì sao mình làm như thế. Đầu tiên, cần xác định lý do vì sao một thương hiệu nhất quán lại quan trọng đến vậy. Cũng cần huấn luyện đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp hiểu được giá trị của việc định vị thương hiệu một cách nhất quán.
Một thương hiệu nhất quán có ý nghĩa quan trọng vì:
– Thể hiện sự chuyên nghiệp.
– Tạo dựng tính xác thực, đáng tin cậy. Khi trung thành với một nhận diện cốt lõi, doanh nghiệp đã chứng tỏ rằng bản sắc này là một phần có thật của thương hiệu, chứ không phải là “trang phục” tạm tạo nên vì mục đích tiếp thị hay quảng cáo thời vụ.
– Mang lại sự rõ ràng, thông suốt. Một định vị nhất quán sẽ xóa bỏ bất cứ sự lúng túng nào từ phía khách hàng về những giá trị mà thương hiệu này đại diện hay những thắc mắc như “doanh nghiệp này là ai, đại diện cho cái gì”.
– Xây dựng niềm tin. Khách hàng sẽ đặt niềm tin vào một thương hiệu thể hiện một hình ảnh rõ ràng, xác thực và chuyên nghiệp.
– Giúp định hướng trong nội bộ. Một hệ thống nhận diện thương hiệu rõ ràng giúp nhân viên và ban điều hành đi đúng hướng với các giá trị cốt lõi và định vị thương hiệu.
– Mang lại sự đơn giản. Khi hình ảnh thương hiệu được định nghĩa rõ ràng thì các quyết định liên quan đến thương hiệu và marketing sẽ dễ dàng tiến hành hơn đã có sẵn “khung định hướng”.
Một thương hiệu không đơn thuần là hình thức của logo. Nó nói lên “bạn là ai” và tại sao “bạn có mặt trên thị trường”. Vì vậy, hãy bảo đảm rằng những giá trị thương hiệu được thể hiện và hướng dẫn một cách cụ thể.
2. Xây dựng bộ hướng dẫn về hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand Guide)
Một khi hiểu rõ giá trị của một thương hiệu nhất quán, doanh nghiệp sẽ thấy tại sao một “brand guide” lại là một tài liệu cần thiết và quan trọng. Mọi doanh nghiệp, lớn nhỏ đều cần có một bộ hướng dẫn về hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh với những phần liên quan: Sứ mệnh của thương hiệu; định nghĩa về các giá trị và điều làm nên sự khác biệt; tinh thần chung, đặc điểm chung; cách sử dụng logo; mô tả bằng hình tượng; màu sắc của thương hiệu; kiểu chữ và cách trình bày chữ; các quy cách về bảng hiệu; định dạng truyền thông; nghệ thuật hình ảnh và phong cách đồ họa.
Doanh nghiệp có thể tham khảo các bộ “brand guide” khác để lấy ý tưởng xây dựng một tài liệu hoàn chỉnh và phù hợp.
3. Ban hành bộ hướng dẫn sử dụng
Bộ “brand guide” không chỉ giải thích về hình thức (cách mà công ty biểu hiện) mà còn thể hiện nền tảng cốt lõi của thương hiệu, nên cần được phổ biến đến tất cả phòng ban:
Đội ngũ bán hàng: để họ biết cách giới thiệu về các giá trị của thương hiệu cho khách hàng.
Bộ phận sản xuất: để họ biết cách thiết kế sản phẩm và bao bì phù hợp với phong cách của thương hiệu.
Các nhà tư vấn và cộng tác viên (bên thứ ba): để họ nhanh chóng học được cách cất lên tiếng nói và phong cách khác biệt của thương hiệu.
Các đối tác tiềm năng: để họ có thể nhận diện các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trước khi hình thành quan hệ hợp tác.
4. Kiểm tra và cập nhật các tài liệu thuộc về hệ thống nhận diện thương hiệu
Một khi đã xây dựng được bộ hướng dẫn nhất quán và rõ ràng, hãy để cho bộ hướng dẫn này hoạt động. Kiểm soát và cập nhật các tài liệu hiện hành liên quan đến thương hiệu để bảo đảm là chúng phù hợp với bộ hướng dẫn mới.
Cập nhật những tài liệu marketing như: trang web, mạng xã hội, brochure, danh thiếp, signage, thiết kế trang thuyết trình, video.
Và đừng quên những yếu tố như thiết kế cửa hàng, bao bì và nhãn hàng, đồng phục nhân viên hay nhạc nền cũng đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Hãy nhớ rằng thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ là chuyện đặt logo đúng chỗ mà là toàn bộ trải nghiệm của khách hàng. Thương hiệu cần được thể hiện một cách nhất quán ở bất cứ điểm tiếp xúc nào với khách hàng.
5. Lên kế hoạch cho tương lai
Sau khi thực hiện 4 bước kể trên, công việc của doanh nghiệp vẫn chưa kết thúc. Nếu không theo được bước cuối cùng này, doanh nghiệp có nguy cơ trở về nơi đã bắt đầu – dần rời xa nhận diện thương hiệu cốt lõi.
Nếu không có một kế hoạch cam kết với sự nhất quán trong tương lai, doanh nghiệp tự đặt mình vào nguy cơ trở lại cách làm cũ và dần mất đi bản sắc thương hiệu. Vì vậy, hãy lên kế hoạch:
– Đặt ra lịch cập nhật hằng năm. Giữ thương hiệu nhất quán là điều quan trọng, nhưng vẫn cần dành thời gian để đánh giá và cập nhật chiến lược thương hiệu khi doanh nghiệp thay đổi và phát triển.
– Đặt ra lịch trình cập nhật hằng năm đối với các tài liệu thiết kế. Phong cách và xu hướng thay đổi nên các thành tố của thương hiệu cũng cần phát triển theo.
– Nên kiểm soát định kỳ các nội dung liên quan đến thương hiệu 2 lần mỗi năm và bảo đảm rằng bộ phận sáng tạo và thiết kế đang theo đúng bộ.