Sức mạnh thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ giúp bạn cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Bạn có nhận thấy rằng việc làm rõ hình ảnh của công ty qua việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp bạn dễ dàng tạo nhiều tài liệu Marketing cần thiết để truyền đạt đến khách hàng của mình.
Nỗ lực mà bạn đầu tư để xây dựng một thương hiệu tốt sẽ được đền đáp một cách xứng đáng bằng giá trị cao hơn của các sản phẩm, dịch vụ và ngay cả giá trị tài chính của công ty bạn. Có thể nói rằng xây dựng một thương hiệu tốt thì sẽ kinh doanh tốt.
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là gì?
- Để hiểu thương hiệu là gì thì việc đầu tiên là phải hiểu điều gì không phải là thương hiệu. Chọn một cái tên đặc biệt cho công ty hoặc sản phẩm không có nghĩa tạo ra một thương hiệu. Thương hiệu không phải là tạo ra một mẫu logo như một loại sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
- Tuy nhiên, bằng cách có thêm biểu tượng “TM” hoặc “R” bên cạnh logo cũng không có nghĩa là tạo ra một thương hiệu. Thậm chí có được một chương trình quảng cáo hoàn chỉnh, hàng loạt các tài liệu truyền thông marketing hấp dẫn cũng chưa đủ. Tất cả đều là những khía cạnh quan trọng của thương hiệu, nhưng một thương hiệu còn hơn thế nữa.
- Một thương hiệu cũng có phần giống bạn. Trong bạn luôn có những tính cách cốt lõi không bao giờ thay đổi. Thiếu đặc trưng đó, bạn sẽ không còn là bạn. Những đặc trưng cốt lõi đó hình thành nên một hình ảnh trong tâm trí những người xung quanh, và chính điều ấy làm bạn nổi bật giữa đám đông. Đây là điều giống với thương hiệu.
Như thế nào là sức mạnh thương hiệu ?
1.Nhận thức chất lượng
Nhận thức trong thương hiệu
- Có rất nhiều dự án nghiên cứu chính thức được tiến hành tại Mỹ nhằm xác định sức mạnh thương hiệu và giải mã lơị ích của chúng. Những nghiên cứu đó đã chỉ ra rằng nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng là yếu tố quan trọng nhất góp phần tăng lượng lợi nhuận trên vốn đầu tư của công ty – quan trọng hơn cả thị phần, hoạt động nghiên cứu và phát triển hay chi phí cho Marketing. Nhận thức về chất lượng là một khía cạnh chủ yếu trong sức mạnh thương hiệu.
- Giám đốc điều hành công ty Quaker- một trong những thương hiệu thành công nhất tại Mỹ đã nói rằng: “Nếu công ty này bị chia cắt, tôi sẽ giao cho bạn tài sản, nhà máy, thiết bị và tôi chỉ giữ lại thương hiệu và nhãn hiệu, tôi sẽ kinh doanh tốt hơn bạn”. Lợi ích của nhận thức về chất lượng là muôn mặt. Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao để mua sản phẩm có thương hiệu tiếng tăm. Chi phí marketing sẽ thấp hơn với một thương hiệu đã có được sự trung thành của người tiêu dùng. Và đối thủ cạnh tranh cũng khó có thể giành được thị phần của thương hiệu đó.
2. Sức mạnh bảo vệ
Sức mạnh bảo vệ
Có sức mạnh thương hiệu không những có lợi cho kinh doanh mà còn là sự bảo hiểm tốt. Đó là lý do tại sao bạn, với tư cách là người lãnh đạo, cần phải tạo ra thương hiệu mạnh nhất có thể có. Mọi doanh nghiệp đều có bước thăng trầm của mình. Hãng intel bị chỉ trích vì cho ra đời hàng triệu con chip vi tính không chính xác. Vài lọ thuốc trị nhức đầu Tylenol bị giả mạo đã làm cho một số người dân Mỹ trở bệnh. Những sự cố như thế lan truyền khắp nơi và ảnh hưởng tới doanh số, chứng khoán của công ty. Tuy nhiên những thương hiệu này được phục hồi trong thời gian tương đối ngắn. Đơn giản bởi vì họ thiết lập được sức mạnh thương hiệu với người tiêu dùng.
3. Sự linh hoạt giúp bạn mở rộng mục tiêu
Sự linh hoạt
- Mỗi thương hiệu mạnh đều có mục tiêu tập trung. Những thương hiệu này luôn biến đổi để thu hút thị trường đang không ngừng biến đổi chúng hướng đến. Nhưng những thương hiệu thành công không bao giờ biến đổi nhiều đến mức đánh mất thị trường của mình.
- Một ví dụ nhỏ nhé. Bạn phải thật dịu dàng khi chăm sóc con trẻ ở nhà, nhưng phải nghiêm túc khi làm việc tại công sở. Hay vui hết cỡ trong các dịp gặp gỡ bạn bè. Vào những lúc như vậy, bạn vẫn không thay đổi con người của mình.
- Bạn thể hiện những mặt khac nhau trong con người bạn trước những đối tượng khác nhau vì mục đích khác nhau. Tuy nhiên, mỗi năm bạn lại thay đổi công việc và tính cách cốt lõi của bạn biến đổi mỗi khi bạn gặp ai đó. Những người quen sẽ cho rằng bạn không thành thật, và không tin tưởng bạn. Thương hiệu cũng giống như bạn vậy.
Nguồn: http://hamisa.com.vn/dich-vu/tu-van-thuong-hieu.aspx